HÔM NAY TÔI CÔ ĐƠN

HÔM NAY TÔI CÔ ĐƠN

Thuở còn bé, lúc nào tôi cũng ao ước mình có thể lớn thật mau. Vì tôi tin rằng khi làm người lớn sẽ không bị gò bó trong những quy tắc nhàm chán thuộc về trẻ con, có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. 

Tôi vẽ ra viễn cảnh mình có thể chạy nhảy cùng đám con nít trong xóm cho đến khi trời tối mịt, có thể thoải mái xem Tivi mà không cần đi ngủ sau mười giờ tối, hoặc có thể mua hết những viên kẹo bọc giấy màu ở quầy tạp hóa của bà hàng xóm mà chẳng sợ ai rầy la, vì tôi đã là người lớn rồi mà.     

Cứ thế, những đứa trẻ như tôi khao khát về thứ quyền năng được gọi tên “người lớn”. Tôi vùng vẫy, tìm cách để được lớn lên. Có hôm tôi cố gắng ăn nhiều hơn hai bát cơm. Có ngày tôi loay hoay trước gương xem mình có cao hơn chút nào hay đã mặc vừa chiếc áo của mẹ. Khi đó, việc được lớn lên thật hấp dẫn và mời gọi, tựa như một “vùng đất hứa” mà đứa trẻ con nào cũng mơ mộng nghĩ về.

Sau này, khi tôi đã đặt chân vào “vùng đất hứa” ấy rồi, tôi lại phát hiện ra mảnh đất này không thật sự lộng lẫy, thơ mộng như tôi hằng tưởng tượng. Lệ phí của nơi đây đắt đỏ biết bao, đòi hỏi tôi phải đánh đổi bằng mọi sự đơn thuần, ngây ngô và hồn nhiên của một thời non trẻ. Hóa ra chặng đường trưởng thành lại chính là hành trình để đi đến cô đơn. 

Lớn lên đồng nghĩa với việc con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của tuổi trưởng thành. Đôi vai cũng vì thế mà phải gồng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Cuộc sống hiện đại bức ép chúng ta trong vô vàn áp lực như trường lớp, công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nghĩa vụ chăm sóc cho chính mình và những người thân yêu, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần,… Chúng ta không còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ chỉ cần dựa dẫm vào người lớn, mà trở thành những kẻ to xác bị cuộc sống xoay vần trong những chuỗi ngày tuyệt vọng, bế tắc và cô đơn.

Có những lúc tôi hòa mình vào đám đông nhộn nhịp nhưng bên trong vẫn tồn tại một bản thể trơ trọi đang dần chết lặng. Có những hôm tôi ngồi giữa quán xá đông người, nói cười vui vẻ nhưng vẫn không biết giải bày những tâm sự chất chứa trong lòng cùng với ai. Có những ngày tôi đứng giữa phố đông nhìn dòng người lướt qua nhau tấp nập, chẳng tồn tại một giao điểm, cũng chẳng kịp trao nhau một ánh mắt, một nụ cười hay một câu chào vội vã. 

Cả ngày tôi cứ phải gồng mình với những trách nhiệm, gánh nặng riêng. Để đến khi đêm về, tôi lại bó mình vào căn phòng với bốn bức tường đơn điệu, nằm nghe sự trống trải chảy dài trong từng mạch máu. Chiếc điện thoại cứ thế im lìm, chẳng một tin nhắn hay cuộc gọi đến suốt một ngày dài. Tôi tự hỏi có ai đang nhớ đến mình và thật sự cần mình hay không. Tôi đắm chìm trong những suy nghĩ hỗn độn. Tôi bất an trong chính vỏ bọc của bản thân. Tôi hoang mang trước những ngã rẽ của cuộc đời.

Có lẽ khi lớn lên, ai trong chúng ta cũng sẽ dần đánh mất nụ cười đơn thuần trước đây. Chẳng rõ từ bao giờ mà mình đã không còn là một cô bé có thể bật cười khanh khách với một que kẹo hay một món đồ chơi dù nước mắt còn chưa kịp khô trên má. Có đôi lúc, tôi ước thầm giá mà mình được nhỏ bé mãi, được trở về nhà căn nhà nhỏ quen thuộc, được lao vòng tay của gia đình rồi bật khóc thút thít như những ngày còn trẻ dại.

Nhưng rồi những cảm xúc tuyệt vọng cũng dần qua đi. Tôi hiểu rằng nhờ có những ngày cô đơn, buồn bã nên chúng ta mới biết trân trọng những ngày vui vẻ và hạnh phúc. Khúc ca nào cũng cần những nốt nhạc trầm lắng sau giai điệu cao vút ngân vang. Rồi mùa đông lạnh giá sẽ qua đi, trả lại cho đất trời mùa xuân ấm áp với muôn hoa nở rộ. Vì vậy, đừng vội buông xuôi, thả trôi cảm xúc trước những ngày cõi lòng đột nhiên nặng trĩu.

Biết cô đơn là vì chúng ta đã chạm gần hơn với sự trưởng thành. Biết cô đơn là vì chúng ta biết quan tâm, lo lắng cho chính mình và những người khác. Biết cô đơn là vì chúng ta còn khao khát được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương. 

Giống như những lỗ hổng đã trở thành một phần của ngó sen. Khi chúng ta ăn nó cũng vô tình ăn luôn những lỗ hổng. Những khoảng trống cảm xúc vẫn sẽ luôn tồn tại, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống này. Quan trọng là cách đối mặt của mỗi người như thế nào. Thay vì trốn chạy hay phủi bỏ, hãy mạnh mẽ đối mặt, chấp nhận và tìm cách tháo gỡ.

Có phải hôm nay bạn đang cô đơn lắm không? Có lẽ tôi phần nào hiểu được cảm xúc chán chường, tuyệt vọng của bạn lúc này, vì tôi cũng từng trải qua những ngày dài buồn bã như thế. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, không sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

CATHERINE

Thuở còn bé, lúc nào tôi cũng ao ước mình có thể lớn thật mau. Vì tôi tin rằng khi làm người lớn sẽ không bị gò bó trong những quy tắc nhàm chán thuộc về trẻ con, có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. 

Tôi vẽ ra viễn cảnh mình có thể chạy nhảy cùng đám con nít trong xóm cho đến khi trời tối mịt, có thể thoải mái xem Tivi mà không cần đi ngủ sau mười giờ tối, hoặc có thể mua hết những viên kẹo bọc giấy màu ở quầy tạp hóa của bà hàng xóm mà chẳng sợ ai rầy la, vì tôi đã là người lớn rồi mà.     

Cứ thế, những đứa trẻ như tôi khao khát về thứ quyền năng được gọi tên “người lớn”. Tôi vùng vẫy, tìm cách để được lớn lên. Có hôm tôi cố gắng ăn nhiều hơn hai bát cơm. Có ngày tôi loay hoay trước gương xem mình có cao hơn chút nào hay đã mặc vừa chiếc áo của mẹ. Khi đó, việc được lớn lên thật hấp dẫn và mời gọi, tựa như một “vùng đất hứa” mà đứa trẻ con nào cũng mơ mộng nghĩ về.

Sau này, khi tôi đã đặt chân vào “vùng đất hứa” ấy rồi, tôi lại phát hiện ra mảnh đất này không thật sự lộng lẫy, thơ mộng như tôi hằng tưởng tượng. Lệ phí của nơi đây đắt đỏ biết bao, đòi hỏi tôi phải đánh đổi bằng mọi sự đơn thuần, ngây ngô và hồn nhiên của một thời non trẻ. Hóa ra chặng đường trưởng thành lại chính là hành trình để đi đến cô đơn. 

Lớn lên đồng nghĩa với việc con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của tuổi trưởng thành. Đôi vai cũng vì thế mà phải gồng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Cuộc sống hiện đại bức ép chúng ta trong vô vàn áp lực như trường lớp, công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nghĩa vụ chăm sóc cho chính mình và những người thân yêu, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần,… Chúng ta không còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ chỉ cần dựa dẫm vào người lớn, mà trở thành những kẻ to xác bị cuộc sống xoay vần trong những chuỗi ngày tuyệt vọng, bế tắc và cô đơn.

Có những lúc tôi hòa mình vào đám đông nhộn nhịp nhưng bên trong vẫn tồn tại một bản thể trơ trọi đang dần chết lặng. Có những hôm tôi ngồi giữa quán xá đông người, nói cười vui vẻ nhưng vẫn không biết giải bày những tâm sự chất chứa trong lòng cùng với ai. Có những ngày tôi đứng giữa phố đông nhìn dòng người lướt qua nhau tấp nập, chẳng tồn tại một giao điểm, cũng chẳng kịp trao nhau một ánh mắt, một nụ cười hay một câu chào vội vã. 

Cả ngày tôi cứ phải gồng mình với những trách nhiệm, gánh nặng riêng. Để đến khi đêm về, tôi lại bó mình vào căn phòng với bốn bức tường đơn điệu, nằm nghe sự trống trải chảy dài trong từng mạch máu. Chiếc điện thoại cứ thế im lìm, chẳng một tin nhắn hay cuộc gọi đến suốt một ngày dài. Tôi tự hỏi có ai đang nhớ đến mình và thật sự cần mình hay không. Tôi đắm chìm trong những suy nghĩ hỗn độn. Tôi bất an trong chính vỏ bọc của bản thân. Tôi hoang mang trước những ngã rẽ của cuộc đời.

Có lẽ khi lớn lên, ai trong chúng ta cũng sẽ dần đánh mất nụ cười đơn thuần trước đây. Chẳng rõ từ bao giờ mà mình đã không còn là một cô bé có thể bật cười khanh khách với một que kẹo hay một món đồ chơi dù nước mắt còn chưa kịp khô trên má. Có đôi lúc, tôi ước thầm giá mà mình được nhỏ bé mãi, được trở về nhà căn nhà nhỏ quen thuộc, được lao vòng tay của gia đình rồi bật khóc thút thít như những ngày còn trẻ dại.

Nhưng rồi những cảm xúc tuyệt vọng cũng dần qua đi. Tôi hiểu rằng nhờ có những ngày cô đơn, buồn bã nên chúng ta mới biết trân trọng những ngày vui vẻ và hạnh phúc. Khúc ca nào cũng cần những nốt nhạc trầm lắng sau giai điệu cao vút ngân vang. Rồi mùa đông lạnh giá sẽ qua đi, trả lại cho đất trời mùa xuân ấm áp với muôn hoa nở rộ. Vì vậy, đừng vội buông xuôi, thả trôi cảm xúc trước những ngày cõi lòng đột nhiên nặng trĩu.

Biết cô đơn là vì chúng ta đã chạm gần hơn với sự trưởng thành. Biết cô đơn là vì chúng ta biết quan tâm, lo lắng cho chính mình và những người khác. Biết cô đơn là vì chúng ta còn khao khát được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương. 

Giống như những lỗ hổng đã trở thành một phần của ngó sen. Khi chúng ta ăn nó cũng vô tình ăn luôn những lỗ hổng. Những khoảng trống cảm xúc vẫn sẽ luôn tồn tại, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống này. Quan trọng là cách đối mặt của mỗi người như thế nào. Thay vì trốn chạy hay phủi bỏ, hãy mạnh mẽ đối mặt, chấp nhận và tìm cách tháo gỡ.

Có phải hôm nay bạn đang cô đơn lắm không? Có lẽ tôi phần nào hiểu được cảm xúc chán chường, tuyệt vọng của bạn lúc này, vì tôi cũng từng trải qua những ngày dài buồn bã như thế. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, không sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

CATHERINE

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NHỮNG KẺ THÍCH “GIẢI CỨU” HÔN NHÂN NGƯỜI KHÁC

  Rối loạn nhân cách là một nhóm các dạng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không linh hoạt, cứng nhắc, gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ cá nhân và xã hội. Các loại rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới (borderline...

HỘI CHỨNG “CON ÔNG CHÁU CHA”

"Hội chứng con ông cháu cha" là cách nói phổ biến ở Việt Nam để chỉ những người trẻ được sinh ra trong gia đình có địa vị, quyền lực hoặc tài sản giàu có, từ đó nhận được nhiều đặc quyền, bảo bọc quá mức, thậm chí có thể được “trải đường” để thành công. Đây là hiện...

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SÂN KHẤU KHÔNG HỒI KẾT

  Với những người mang đặc điểm của rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic Personality Disorder – HPD), cuộc sống thường được cảm nhận như một sân khấu rộng lớn, nơi họ luôn là nhân vật chính, là trung tâm của mọi ánh nhìn. Họ thường có nhu cầu thể hiện bản...

TRẦM CẢM CƯỜI Ở NGƯỜI TRẺ

  Khi nụ cười che giấu tổn thương Trầm cảm cười (smiling depression) là một hiện tượng tâm lý đặc biệt, khi người mắc trầm cảm vẫn thể hiện ra ngoài một vẻ mặt vui vẻ, lạc quan, năng động. Họ mỉm cười, làm việc, giao tiếp như một người “ổn” – nhưng sâu bên trong...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...