KIỂM SOÁT CẢM XÚC KHI YÊU

KIỂM SOÁT CẢM XÚC KHI YÊU

 

Tất nhiên rồi, kiểm soát cảm xúc và hành động của bản thân là một chuyện nói dễ hơn làm. Trong suốt cuộc đời, chúng ta mang theo quá nhiều thứ áp lực và gánh nặng khiến bản thân đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức.

Điều này chỉ khiến các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Bạn biết rồi đấy, chuyện bé xé ra to. Một chuyện hiểu lầm nho nhỏ có thể trở thành vấn đề to tát đối với các cặp vợ chồng. Những gì lẽ ra có thể thảo luận và giải quyết bằng sự sáng suốt lại vượt khỏi tầm kiểm soát và biến mối quan hệ trở nên kịch tính hơn cả đoạn cao trào trong một vở kịch opera.

Việc này không phải lúc nào cũng là lỗi của cả hai người, đôi khi vấn đề khởi xướng từ một người nhưng người còn lại thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và khiến ngọn núi lửa phun trào. Bạn không thể kiểm soát cảm xúc và hành động một mình được, cả hai bên phải cố gắng để có thể ở bên nhau một cách thoải mái, hòa hợp.

Rất khó để hành động như một người lớn khi người bạn yêu lại cư xử như một đứa trẻ hư hỏng không ngừng giậm chân, giãy nảy khi tức giận. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là bạn không “châm thêm dầu vào lửa” bằng cách “bộc phát” cơn giận của mình.

Không có ích gì khi làm vậy, điều duy nhất bạn nhận được là bị đổ lỗi một phần cho những gì tồi tệ sắp xảy ra. Chắc chắn, trong mọi tình huống, đối phương vẫn có thể cố gắng đổ lỗi cho bạn, nhưng ít nhất bạn biết rằng mình không có gì phải xin lỗi và không cần phải xấu hổ về điều gì. Hãy chừa việc đó lại cho họ.

Nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng của bạn? Bạn có thể áp dụng ba phương pháp hữu ích sau.

Thứ nhất, hãy lên kế hoạch trước. Bạn thậm chí có thể nói trước với người bạn đời của mình về điều này. Hãy nói rằng khi bạn tức giận, bạn có xu hướng xúc phạm đối phương và la hét ầm ĩ. Việc trao đổi trước như vậy có thể giúp người bạn đời của bạn thấu hiểu phần nào và chuẩn bị sẵn tâm lý cho những xung đột không mong muốn.

Lần sau khi cảm thấy giận dữ, hãy đi dạo xung quanh khu phố hoặc ngồi ở một nơi yên tĩnh và cố gắng thư giãn, hít thở thật sâu. Hãy dành thời gian để làm tâm trạng dịu lại, từ đó bạn có thể bình tĩnh hơn. Hãy đến phòng gym, hoặc dành thời gian làm bất cứ việc gì khác mà bạn thích để thoát khỏi cảm giác tiêu cực và giải phóng tâm trí.

Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu vấn đề đang khiến bạn tức giận có đáng để ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn hay không? Điều này có đáng để gây ra nỗi đau và vết thương lòng cho người bạn yêu và có thể là cho chính mình hay không?

Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thực sự tin rằng họ đã làm hoặc nói bất cứ điều gì khiến bạn rất khó chịu đó hay không. Họ có thực sự làm điều đó hay chỉ là bạn đang cáo buộc họ? Đây có phải là một sự hiểu lầm hay là do quan điểm của cả hai khác nhau? Mục đích thực sự của bạn trong việc này là gì và bạn muốn đạt được điều gì hơn nữa?

Khi bắt đầu nghĩ về hậu quả trong tương lai, bạn có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay vào đó là tập trung vào vận dụng lối tư duy hợp lý hơn.

Thứ ba, thay vì tập trung vào suy nghĩ những gì nên nói tiếp theo hoặc cái tôi của bản thân, bạn chỉ cần dành thời gian để lắng nghe. Đừng nói về chính mình, ngay cả khi họ đang nói về bạn. Nếu đối phương góp ý rằng họ muốn bạn hạn chế việc cười đùa vì họ cảm thấy bạn không đủ nghiêm túc, đừng bỏ ngoài tai điều này.

Tại sao bạn lại làm như vậy? Nếu người yêu của bạn nói rằng có điều gì đó ở bạn khiến họ cảm thấy không dễ chịu thì ít nhất bạn cũng phải lắng nghe cảm xúc của họ, đúng không? Bạn có thể không như vậy, nhưng cho dù bạn có làm hay không thì họ vẫn đã có cảm giác khó chịu về bạn.

Chẳng phải việc điều chỉnh một chút để đem lại cảm giác dễ chịu cho đối phương sẽ giúp ích hơn rất nhiều sao? Thực ra cảm giác chiến thắng thực sự trong một cuộc tranh luận không phải là phân định rạch ròi ai đúng ai sai, mà chính là cả hai người đều cảm thấy tâm trạng tốt hơn và giải quyết được vấn đề.

Thành thật mà nói, trong một vài tình huống, cảm xúc có thể lấn át cả lý trí, không loại trừ bất cứ ai kể cả những chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hành vi, cảm xúc của con người. Nhưng nếu bạn không ngừng học hỏi và cố gắng luyện tập, bạn có thể nắm vững kỹ năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình. Điều này đem lại lợi ích cho bạn ở nhiều mặt trong cuộc sống chứ không chỉ trong mối quan hệ lứa đôi.

LILA

Tất nhiên rồi, kiểm soát cảm xúc và hành động của bản thân là một chuyện nói dễ hơn làm. Trong suốt cuộc đời, chúng ta mang theo quá nhiều thứ áp lực và gánh nặng khiến bản thân đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức.

Điều này chỉ khiến các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Bạn biết rồi đấy, chuyện bé xé ra to. Một chuyện hiểu lầm nho nhỏ có thể trở thành vấn đề to tát đối với các cặp vợ chồng. Những gì lẽ ra có thể thảo luận và giải quyết bằng sự sáng suốt lại vượt khỏi tầm kiểm soát và biến mối quan hệ trở nên kịch tính hơn cả đoạn cao trào trong một vở kịch opera.

Việc này không phải lúc nào cũng là lỗi của cả hai người, đôi khi vấn đề khởi xướng từ một người nhưng người còn lại thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và khiến ngọn núi lửa phun trào. Bạn không thể kiểm soát cảm xúc và hành động một mình được, cả hai bên phải cố gắng để có thể ở bên nhau một cách thoải mái, hòa hợp.

Rất khó để hành động như một người lớn khi người bạn yêu lại cư xử như một đứa trẻ hư hỏng không ngừng giậm chân, giãy nảy khi tức giận. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là bạn không “châm thêm dầu vào lửa” bằng cách “bộc phát” cơn giận của mình.

Không có ích gì khi làm vậy, điều duy nhất bạn nhận được là bị đổ lỗi một phần cho những gì tồi tệ sắp xảy ra. Chắc chắn, trong mọi tình huống, đối phương vẫn có thể cố gắng đổ lỗi cho bạn, nhưng ít nhất bạn biết rằng mình không có gì phải xin lỗi và không cần phải xấu hổ về điều gì. Hãy chừa việc đó lại cho họ.

Nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng của bạn? Bạn có thể áp dụng ba phương pháp hữu ích sau.

Thứ nhất, hãy lên kế hoạch trước. Bạn thậm chí có thể nói trước với người bạn đời của mình về điều này. Hãy nói rằng khi bạn tức giận, bạn có xu hướng xúc phạm đối phương và la hét ầm ĩ. Việc trao đổi trước như vậy có thể giúp người bạn đời của bạn thấu hiểu phần nào và chuẩn bị sẵn tâm lý cho những xung đột không mong muốn.

Lần sau khi cảm thấy giận dữ, hãy đi dạo xung quanh khu phố hoặc ngồi ở một nơi yên tĩnh và cố gắng thư giãn, hít thở thật sâu. Hãy dành thời gian để làm tâm trạng dịu lại, từ đó bạn có thể bình tĩnh hơn. Hãy đến phòng gym, hoặc dành thời gian làm bất cứ việc gì khác mà bạn thích để thoát khỏi cảm giác tiêu cực và giải phóng tâm trí.

Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu vấn đề đang khiến bạn tức giận có đáng để ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn hay không? Điều này có đáng để gây ra nỗi đau và vết thương lòng cho người bạn yêu và có thể là cho chính mình hay không?

Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thực sự tin rằng họ đã làm hoặc nói bất cứ điều gì khiến bạn rất khó chịu đó hay không. Họ có thực sự làm điều đó hay chỉ là bạn đang cáo buộc họ? Đây có phải là một sự hiểu lầm hay là do quan điểm của cả hai khác nhau? Mục đích thực sự của bạn trong việc này là gì và bạn muốn đạt được điều gì hơn nữa?

Khi bắt đầu nghĩ về hậu quả trong tương lai, bạn có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay vào đó là tập trung vào vận dụng lối tư duy hợp lý hơn.

Thứ ba, thay vì tập trung vào suy nghĩ những gì nên nói tiếp theo hoặc cái tôi của bản thân, bạn chỉ cần dành thời gian để lắng nghe. Đừng nói về chính mình, ngay cả khi họ đang nói về bạn. Nếu đối phương góp ý rằng họ muốn bạn hạn chế việc cười đùa vì họ cảm thấy bạn không đủ nghiêm túc, đừng bỏ ngoài tai điều này.

Tại sao bạn lại làm như vậy? Nếu người yêu của bạn nói rằng có điều gì đó ở bạn khiến họ cảm thấy không dễ chịu thì ít nhất bạn cũng phải lắng nghe cảm xúc của họ, đúng không? Bạn có thể không như vậy, nhưng cho dù bạn có làm hay không thì họ vẫn đã có cảm giác khó chịu về bạn.

Chẳng phải việc điều chỉnh một chút để đem lại cảm giác dễ chịu cho đối phương sẽ giúp ích hơn rất nhiều sao? Thực ra cảm giác chiến thắng thực sự trong một cuộc tranh luận không phải là phân định rạch ròi ai đúng ai sai, mà chính là cả hai người đều cảm thấy tâm trạng tốt hơn và giải quyết được vấn đề.

Thành thật mà nói, trong một vài tình huống, cảm xúc có thể lấn át cả lý trí, không loại trừ bất cứ ai kể cả những chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hành vi, cảm xúc của con người. Nhưng nếu bạn không ngừng học hỏi và cố gắng luyện tập, bạn có thể nắm vững kỹ năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình. Điều này đem lại lợi ích cho bạn ở nhiều mặt trong cuộc sống chứ không chỉ trong mối quan hệ lứa đôi.

LILA

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...