NHỮNG NGÀY TỰ CÁCH LY

NHỮNG NGÀY TỰ CÁCH LY

Năm 2020 đã bắt đầu được gần ba tháng. Mỗi ngày đều là tin tức về đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới phải xôn xao. Chuỗi ngày được nghỉ học, thậm chí nghỉ làm, chỉ chôn chân ở nhà để tự cách ly của bạn đã trôi qua như thế nào?

Những ngày tự cách ly, tôi đã có nhiều thời gian cho gia đình hơn.

Những đứa con xa xứ, học tập và lập nghiệp nơi đất khách quê người như tôi thường vô thức nói “về thăm nhà” thay vì “về nhà”. Trong bộ phim “Reply 1988”, khi đón con trai mình về nhà sau một thời gian dài đóng quân, mẹ Jung-hwan đã nói: “Con cái trưởng thành đều là khách”.

Quả thật, trong những năm đơn độc ở Sài Gòn để học đại học, cuộc đời tôi dần mở ra những lối đi riêng, ngày càng xa cách, tách biệt với lối dẫn về quê nhà với bố mẹ. Ngôi nhà thân thuộc từ khi tấm bé bỗng trở thành nơi tôi dành ít thời gian để ở nhất. Mỗi năm chỉ có đôi ba lần lễ Tết để tranh thủ về nhà, mà mỗi lần cũng chỉ ở được vài hôm, hoặc nhiều nhất là một tuần. Trong những ngày đó, bố mẹ sẽ làm những món ăn ngon nhất, mà cô em gái của tôi vẫn thường đùa: “Chỉ khi nào chị về nhà thì bố mẹ mới nấu những thứ này”. Bố mẹ đã tiếp đãi tôi giống như một vị khách từ xa đến thăm, một vị khách mà chỉ sau vài ngày lại phải vội vã rời đi, để tiếp tục hành trình chinh phục đích đến trên những lối đi riêng của cuộc đời mình.

Không như những năm trước, phải trông ngóng suốt mười hai tháng trời để chờ dịp “về thăm nhà” chỉ kéo dài một tuần, kỳ nghỉ Tết năm nay vì dịch bệnh nổ ra mà bất đắc dĩ trở nên thật dài. Trên bàn ăn không chỉ toàn “sơn hào hải vị” như trước, mà dần có những món ăn đơn bạc và giản dị quen thuộc. Bố mẹ tôi cũng không còn “tay bắt mặt mừng”, ríu rít hỏi han tại sao lại gầy đi, đen đi như những hôm mới về. Tôi từ một vị khách từ xa đến thăm, lại trở thành một cô con gái vừa nằm dài vừa xem TV ở phòng khách, bị mẹ mắng vì quên làm việc nhà, giống hệt những ngày chưa đặt chân đến xứ người.

Những ngày ở nhà này, tôi có dịp giúp mẹ làm việc nhà hay phơi giàn dưa cải ngoài sân, giúp bố dán những hộp cà phê hay sửa cái bóng điện, giúp em gái làm bài tập Toán hay bài thực hành Công Nghệ. Có lẽ đã rất lâu, từ khi tôi một thân một mình đặt chân đến Sài Gòn với chiếc va li nặng trịch, mới có một dịp đủ dài để tôi tham lam cuộn mình trong sự ấm áp khi được gắn bó với những người tôi yêu thương như vậy.

Những ngày tự cách ly, tôi đã tạo nên một mầm xanh mới.

Bản thân tôi vốn không phải là một người gần gũi với thiên nhiên. Lúc còn ở nhà, tôi thích nằm dài trên ghế, vừa ăn snack vừa đọc sách hoặc xem TV. Thỉnh thoảng tôi mới ra vườn giúp mẹ hái quả trên giàn bầu, giàn mướp hay giàn đậu Hà Lan. Sau này, khi xuống Sài Gòn, tôi chuyển sang bó mình trong căn phòng hình chữ nhật nho nhỏ, oi bức, không có lấy một mầm xanh mà bốn người chia nhau ở của kí túc xá.

Những ngày tránh dịch rảnh rỗi, tôi quyết định làm một điều gì đó mới mẻ. Tôi tái chế một chai nước ngọt đã dùng bằng cách cắt đôi phần thân, đổ đầy đất vào và gieo vào đó hạt giống hoa mười giờ.

Những ngày đầu tiên, tôi dành khá nhiều thời gian để quan sát “chậu cây” của mình. Vậy mà, mặc cho tôi chờ hết ngày này sang ngày khác, đống đất nằm trong “chậu” vẫn im lìm, không hề có dấu hiệu sắp sửa có một mầm xanh nho nhỏ nhú lên. Có lẽ hạt giống hoa của tôi vẫn đang âm thầm đấu tranh dưới nền đất, để giành lấy sự sống và cơ hội nảy mầm. Sau hơn một tuần, giữa lớp đất xốp mới có một chồi non bé xíu nhú lên, và phải hơn hai tháng sau, “chậu cây” của tôi mới dần xuất hiện những đóa hoa mang màu sắc rực rỡ.

Suốt những tháng ngày dài vừa qua, tôi đã luôn sống vội: vội vàng nấu gói mì ăn liền cho qua bữa, vội vàng gõ chữ trước màn hình laptop để kịp nộp deadlines dù đã gần ba giờ sáng, vội vàng từ bỏ một mục tiêu nào đó vì thấy mất quá nhiều thời gian để hoàn thành… Nhưng cây hoa mười giờ của tôi – một sản phẩm tự nhiên lại buộc tôi phải kiên nhẫn chờ đợi. Chờ đến ngày nảy mầm, ra hoa, theo thời gian biểu của tạo hóa. Một khi tôi vội vàng, muốn ngày ra hoa đến sớm mà cố gắng tưới thêm nhiều nước, cây hoa của tôi sẽ chết vì úng.

Tôi nghĩ rằng, mỗi người hiện đại chúng ta đều nên dành thời gian để nuôi dưỡng một cái cây. Mỗi ngày, nhìn “đứa con” của mình lớn dần lên, tôi đều cảm thấy lòng thư thái, bình tĩnh và dường như mình đang trở nên trách nhiệm hơn một chút. Có rất nhiều thứ, muốn đạt được thành quả thì phải kiên nhẫn chờ đợi. Mỗi người chúng ta sống trên đời ắt hẳn luôn có những tháng ngày ảm đạm và tăm tối. Nhưng rồi một lúc nào đó, chúng ta đều sẽ như cái cây kia, vươn mình, rũ bỏ lớp đất, ngẩng cao đầu đón chào ánh mặt trời.

Những ngày tự cách ly, tôi đã dành thời gian để làm những dự định dang dở.

Khi năm cũ đã qua, tôi thường viết ra rất nhiều dự định mới mà bản thân mình muốn làm trong năm mới vừa đến. Thế nhưng trong năm, tôi luôn tìm ra vô số điều bận rộn để trì hoãn những dự định của mình. Để rồi chúng bị vứt vào một xó, hết năm này qua năm khác mà vẫn chưa thể hoàn thành.

Rốt cuộc, trong chuỗi ngày dài đằng đẵng tự chôn chân ở nhà để tránh dịch này, tôi đã đọc hết số sách mà suốt năm qua tôi vẫn luôn “ủ” như ủ rượu. Tôi tiếp tục góp nhặt những tri thức mới, đúc kết những bài học mới, mặc kệ nhịp sống ngoài kia tựa như đang chững lại. Tôi tham lam “nhấm nháp” những bài thơ của các thi nhân xưa, lắng nghe tâm hồn mình biến thành “một buổi trưa hè, tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”. Tôi lân la trên các trang mạng để tự học tiếng Trung – thứ ngôn ngữ mà tôi đã thầm yêu thích kể từ khi tấm bé, qua những bộ phim kiếm hiệp phát trên TV mỗi giờ cơm tối.

Cũng trong chuỗi ngày này, tôi có cô bạn mày mò học vẽ tranh, chắp bút cho sự sáng tạo của mình với nhiều gam màu rực rỡ. Có anh chàng đam mê violin từ nhỏ, cũng tranh thủ gom góp những hôm rảnh rỗi ở nhà để đắm mình trong những khúc nhạc du dương. Có người học làm bánh, học IELTS, học yoga. Cuộc sống ngoài kia có thể ảm đạm và chậm nhịp hơn trước, nhưng mỗi chúng ta đều hừng hực quyết tâm, không ngừng tiến lên, hoàn thành những dự định, khát khao mà mình đã luôn mong muốn.

Chúng ta đang phải đối diện với một trận đại dịch, không chỉ khiến kinh tế chững lại, mà còn làm xáo trộn cuộc sống, phá hủy kế hoạch của vô số người. Thế nhưng, trong những tháng ngày ảm đạm này, thật may mắn khi ta có thể tìm được cho mình vài ánh sao rực rỡ, để ta học cách chấp nhận, thích ứng, tiếp tục sống, không ngừng cố gắng, trông chờ vào tương lai phía trước.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Năm 2020 đã bắt đầu được gần ba tháng. Mỗi ngày đều là tin tức về đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới phải xôn xao. Chuỗi ngày được nghỉ học, thậm chí nghỉ làm, chỉ chôn chân ở nhà để tự cách ly của bạn đã trôi qua như thế nào?

Những ngày tự cách ly, tôi đã có nhiều thời gian cho gia đình hơn.

Những đứa con xa xứ, học tập và lập nghiệp nơi đất khách quê người như tôi thường vô thức nói “về thăm nhà” thay vì “về nhà”. Trong bộ phim “Reply 1988”, khi đón con trai mình về nhà sau một thời gian dài đóng quân, mẹ Jung-hwan đã nói: “Con cái trưởng thành đều là khách”.

Quả thật, trong những năm đơn độc ở Sài Gòn để học đại học, cuộc đời tôi dần mở ra những lối đi riêng, ngày càng xa cách, tách biệt với lối dẫn về quê nhà với bố mẹ. Ngôi nhà thân thuộc từ khi tấm bé bỗng trở thành nơi tôi dành ít thời gian để ở nhất. Mỗi năm chỉ có đôi ba lần lễ Tết để tranh thủ về nhà, mà mỗi lần cũng chỉ ở được vài hôm, hoặc nhiều nhất là một tuần. Trong những ngày đó, bố mẹ sẽ làm những món ăn ngon nhất, mà cô em gái của tôi vẫn thường đùa: “Chỉ khi nào chị về nhà thì bố mẹ mới nấu những thứ này”. Bố mẹ đã tiếp đãi tôi giống như một vị khách từ xa đến thăm, một vị khách mà chỉ sau vài ngày lại phải vội vã rời đi, để tiếp tục hành trình chinh phục đích đến trên những lối đi riêng của cuộc đời mình.

Không như những năm trước, phải trông ngóng suốt mười hai tháng trời để chờ dịp “về thăm nhà” chỉ kéo dài một tuần, kỳ nghỉ Tết năm nay vì dịch bệnh nổ ra mà bất đắc dĩ trở nên thật dài. Trên bàn ăn không chỉ toàn “sơn hào hải vị” như trước, mà dần có những món ăn đơn bạc và giản dị quen thuộc. Bố mẹ tôi cũng không còn “tay bắt mặt mừng”, ríu rít hỏi han tại sao lại gầy đi, đen đi như những hôm mới về. Tôi từ một vị khách từ xa đến thăm, lại trở thành một cô con gái vừa nằm dài vừa xem TV ở phòng khách, bị mẹ mắng vì quên làm việc nhà, giống hệt những ngày chưa đặt chân đến xứ người.

Những ngày ở nhà này, tôi có dịp giúp mẹ làm việc nhà hay phơi giàn dưa cải ngoài sân, giúp bố dán những hộp cà phê hay sửa cái bóng điện, giúp em gái làm bài tập Toán hay bài thực hành Công Nghệ. Có lẽ đã rất lâu, từ khi tôi một thân một mình đặt chân đến Sài Gòn với chiếc va li nặng trịch, mới có một dịp đủ dài để tôi tham lam cuộn mình trong sự ấm áp khi được gắn bó với những người tôi yêu thương như vậy.

Những ngày tự cách ly, tôi đã tạo nên một mầm xanh mới.

Bản thân tôi vốn không phải là một người gần gũi với thiên nhiên. Lúc còn ở nhà, tôi thích nằm dài trên ghế, vừa ăn snack vừa đọc sách hoặc xem TV. Thỉnh thoảng tôi mới ra vườn giúp mẹ hái quả trên giàn bầu, giàn mướp hay giàn đậu Hà Lan. Sau này, khi xuống Sài Gòn, tôi chuyển sang bó mình trong căn phòng hình chữ nhật nho nhỏ, oi bức, không có lấy một mầm xanh mà bốn người chia nhau ở của kí túc xá.

Những ngày tránh dịch rảnh rỗi, tôi quyết định làm một điều gì đó mới mẻ. Tôi tái chế một chai nước ngọt đã dùng bằng cách cắt đôi phần thân, đổ đầy đất vào và gieo vào đó hạt giống hoa mười giờ.

Những ngày đầu tiên, tôi dành khá nhiều thời gian để quan sát “chậu cây” của mình. Vậy mà, mặc cho tôi chờ hết ngày này sang ngày khác, đống đất nằm trong “chậu” vẫn im lìm, không hề có dấu hiệu sắp sửa có một mầm xanh nho nhỏ nhú lên. Có lẽ hạt giống hoa của tôi vẫn đang âm thầm đấu tranh dưới nền đất, để giành lấy sự sống và cơ hội nảy mầm. Sau hơn một tuần, giữa lớp đất xốp mới có một chồi non bé xíu nhú lên, và phải hơn hai tháng sau, “chậu cây” của tôi mới dần xuất hiện những đóa hoa mang màu sắc rực rỡ.

Suốt những tháng ngày dài vừa qua, tôi đã luôn sống vội: vội vàng nấu gói mì ăn liền cho qua bữa, vội vàng gõ chữ trước màn hình laptop để kịp nộp deadlines dù đã gần ba giờ sáng, vội vàng từ bỏ một mục tiêu nào đó vì thấy mất quá nhiều thời gian để hoàn thành… Nhưng cây hoa mười giờ của tôi – một sản phẩm tự nhiên lại buộc tôi phải kiên nhẫn chờ đợi. Chờ đến ngày nảy mầm, ra hoa, theo thời gian biểu của tạo hóa. Một khi tôi vội vàng, muốn ngày ra hoa đến sớm mà cố gắng tưới thêm nhiều nước, cây hoa của tôi sẽ chết vì úng.

Tôi nghĩ rằng, mỗi người hiện đại chúng ta đều nên dành thời gian để nuôi dưỡng một cái cây. Mỗi ngày, nhìn “đứa con” của mình lớn dần lên, tôi đều cảm thấy lòng thư thái, bình tĩnh và dường như mình đang trở nên trách nhiệm hơn một chút. Có rất nhiều thứ, muốn đạt được thành quả thì phải kiên nhẫn chờ đợi. Mỗi người chúng ta sống trên đời ắt hẳn luôn có những tháng ngày ảm đạm và tăm tối. Nhưng rồi một lúc nào đó, chúng ta đều sẽ như cái cây kia, vươn mình, rũ bỏ lớp đất, ngẩng cao đầu đón chào ánh mặt trời.

Những ngày tự cách ly, tôi đã dành thời gian để làm những dự định dang dở.

Khi năm cũ đã qua, tôi thường viết ra rất nhiều dự định mới mà bản thân mình muốn làm trong năm mới vừa đến. Thế nhưng trong năm, tôi luôn tìm ra vô số điều bận rộn để trì hoãn những dự định của mình. Để rồi chúng bị vứt vào một xó, hết năm này qua năm khác mà vẫn chưa thể hoàn thành.

Rốt cuộc, trong chuỗi ngày dài đằng đẵng tự chôn chân ở nhà để tránh dịch này, tôi đã đọc hết số sách mà suốt năm qua tôi vẫn luôn “ủ” như ủ rượu. Tôi tiếp tục góp nhặt những tri thức mới, đúc kết những bài học mới, mặc kệ nhịp sống ngoài kia tựa như đang chững lại. Tôi tham lam “nhấm nháp” những bài thơ của các thi nhân xưa, lắng nghe tâm hồn mình biến thành “một buổi trưa hè, tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”. Tôi lân la trên các trang mạng để tự học tiếng Trung – thứ ngôn ngữ mà tôi đã thầm yêu thích kể từ khi tấm bé, qua những bộ phim kiếm hiệp phát trên TV mỗi giờ cơm tối.

Cũng trong chuỗi ngày này, tôi có cô bạn mày mò học vẽ tranh, chắp bút cho sự sáng tạo của mình với nhiều gam màu rực rỡ. Có anh chàng đam mê violin từ nhỏ, cũng tranh thủ gom góp những hôm rảnh rỗi ở nhà để đắm mình trong những khúc nhạc du dương. Có người học làm bánh, học IELTS, học yoga. Cuộc sống ngoài kia có thể ảm đạm và chậm nhịp hơn trước, nhưng mỗi chúng ta đều hừng hực quyết tâm, không ngừng tiến lên, hoàn thành những dự định, khát khao mà mình đã luôn mong muốn.

Chúng ta đang phải đối diện với một trận đại dịch, không chỉ khiến kinh tế chững lại, mà còn làm xáo trộn cuộc sống, phá hủy kế hoạch của vô số người. Thế nhưng, trong những tháng ngày ảm đạm này, thật may mắn khi ta có thể tìm được cho mình vài ánh sao rực rỡ, để ta học cách chấp nhận, thích ứng, tiếp tục sống, không ngừng cố gắng, trông chờ vào tương lai phía trước.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

CHẤP NIỆM TÌNH ĐẦU 

Đầu tiên tôi xin mạn phép bày tỏ với các bạn đọc giả rằng bài viết này có lẽ sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện tình đầu- tình cuối. Thế nên hi vọng mọi người tiếp nhận nó với tâm thế chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của tác giả nhé. Thân thương....

NHỮNG LÁ THƯ TAY

  Ở nhà tôi có một chiếc tủ gỗ cũ kỹ luôn nằm trong phòng khách, mặc kệ những vật dụng khác đã được sửa sang, tân trang bao lần. Chiếc tủ ấy có một ngăn “chuyên dụng”, đầy ắp những lá thư tay của ba. Có lá thư là do học trò ba gửi vào cái hồi ba chưa phải bỏ nghề...

CON GÁI NÓI CÓ LÀ KHÔNG

  Được rồi, bạn có thể bực bội vì anh ấy đã không gọi cho bạn như đã hứa. Có lẽ bạn đang tức giận vì chàng hứa sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc hẹn hò nhưng thực tế chẳng thay đổi gì cả nếu không muốn nói là ngày càng tệ hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu. Nếu anh...

MÂU THUẪN TRỞ THÀNH MỘT BÀ MẸ

  Là một nhà tâm lý với chuyên môn điều trị về những vấn đề sinh sản, tôi vẫn thường nghe các bà mẹ rụt rè giải bày về một điều mà họ không bao giờ chia sẻ với bạn bè hay chồng mình, rằng: “Đôi khi, tôi chỉ ước gì cuộc sống cũ trước đây của mình quay trở lại”. Có...

TÌNH YÊU VỠ TAN DO CÁI GIẬN LÀM CÀN

  Cả giận mất khôn Nhật Hồng vừa chia tay với bạn trai chỉ 2 tuần trước đám cưới. Em bảo do tính em nóng, hay cằn nhằn và phán xét anh ấy nên tình cảm vỡ tan. Sự mất mát khiến em phải ngồi lại nhìn nhận, dằn vặt bản thân vì không hiểu sao em luôn gắt gỏng, sẵn...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...