ĐÀN BÀ TẦM GỬI

ĐÀN BÀ TẦM GỬI

 

Ẩn trong từng nụ cười, ánh mắt là sự khát khao được thay đổi, được xinh đẹp, hạnh phúc giống như những người phụ nữ khác. Nhưng dường như chính những cái gọi là quen thuộc của tư duy và những trải nghiệm trong xóm lao động nghèo khiến “giấc mơ” của mỗi người bị đánh cắp, hay phải chăng họ chưa từng mơ và chưa bao giờ biết đòi hỏi?

Họ – những người đàn bà sống đời “tầm gửi”, quyết định bỏ lại những kỳ vọng, ước mơ để sống đời làm vợ, làm mẹ hay làm một người tình được chỉ định.

Trong một dịp tình cờ đi dạy các trẻ em nghèo trong khu phố lao động ở một quận gần trung tâm TPHCM, tôi làm quen được với rất nhiều bạn gái có con gửi đến lớp tình thương. Ngồi lân la trò chuyện cùng mọi người, tôi được biết hầu hết mẹ của các bé tuổi đời còn rất trẻ chưa đến 30 tuổi, có bạn chỉ vừa bước qua tuổi 20.

Có gia đình ba thế hệ chưa bao giờ cho con cái mình đi học, nhiều chị em không biết làm  thế nào để kiếm tiền và chấp nhận lấy một người đàn ông cùng hoàn cảnh với mình. Họ “đặt cược” cuộc đời mình cho một người đàn ông tuy xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc về lối sống và cũng chẳng bao giờ biết ước mơ đổi thay!

Những đứa con theo nhau ra đời bỗng dưng mang một “trách nhiệm” lớn lên để cha mẹ nhờ vả hoặc phải có “bổn phận” lo lại cha mẹ. Cũng giống như thế hệ trước đây, chẳng biết con mình làm gì, làm như thế nào, miễn lớn lên sẽ được nhờ dù không nhiều thì ít.

Phải chăng giữa Sài Gòn xa hoa và một xã hội ngày càng phát triển, vẫn còn đâu đó một quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” hay quyền hạn của người lớn là đánh cắp những giấc mơ của trẻ nhỏ để chúng phải phục tùng và sống theo lối mòn của chúng ta mà ai cũng cho rằng đó là quy luật của tạo hóa?

Dường như những người phụ nữ mà tôi gặp vẫn đang tồn tại một cách vô hình giữa guồng quay của xã hội, đồng nghĩa với việc chẳng ai trong số họ đủ can đảm để mơ ước hay tự đặt ra cho mình một mục đích sống. Với một  người khi sinh ra và lớn lên, để tồn tại trên đời này đâu chỉ có mục đích làm mẹ sinh con mà còn phải có trách nhiệm của một công dân trước xã hội.

Không ít lần trong cuộc sống thường nhật tôi có dịp gặp và trò chuyện với các bạn gái còn rất trẻ, rất xinh, và cũng rất thực dụng. Khi nói đến những mong muốn của bản thân thì nhiều bạn gái không giấu nỗi khát khao được tìm thấy một anh chồng giàu có để sau này có một cuộc sống an nhàn và sung sướng.

Linh – quê ở Tiền Giang lên Sài Gòn học đại học và sau đó đi làm tại một ngân hàng. Do điều kiện kinh tế khó khăn từ nhỏ nên cô luôn mơ ước tìm được một người chồng có địa vị và giàu có để được sung sướng sau này. Đi làm được một năm, Linh quen với một anh giám đốc công ty bất động sản và được anh cầu hôn mặc cho khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng xong Linh xin nghỉ việc để ở nhà sinh con vì ông xã đã gần 60 nên Linh cũng không muốn chần chờ trong vấn đề con cái.

Chồng Linh vì là dân bất động sản nên rất ít khi ở nhà cùng gia đình. Sinh con xong Linh chỉ quanh quẩn ở nhà với người giúp việc. Từ khi nào Linh sinh ra nghi ngờ và cảm thấy bế tắc. Những cuộc cãi vã ngày càng nhiều với anh qua điện thoại. Rồi trong một lần nóng giận, chồng Linh đã quát cô là “đồ ăn bám”.

Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cằn cỗi của người đàn bà chưa đi hết tuổi đôi mươi. Linh chợt giật mình nhận ra bản thân từ trước giờ chẳng bao giờ có ước mơ riêng, hay có chăng là những suy nghĩ phù phiếm dựa vào tình yêu để tìm thấy giá trị bản thân để rồi ôm lấy bẽ bàng trong chính giấc mộng đổi đời của mình.

Linh đã từng là một cô gái xinh đẹp, có học thức nhưng Linh nghĩ chỉ có tình cảm mới làm bản thân mình hạnh phúc và hoàn thiện, vì thế Linh ra sức tìm kiếm và đặt vật chất lên trên tất cả những giá trị khác, chấp nhận đánh cược cả cuộc đời mình mà không nhận ra rằng giá trị của con người chưa bao giờ là do người yêu hay người bạn đời tạo ra mà phải do nỗ lực của chính bản thân mình.

Đây không phải là trường hợp hi hữu trong xã hội từ Đông sang Tây. Xung quanh chúng ta không thiếu những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp đang từ bỏ đam mê, lòng tự trọng của bản thân để bám vào những giá trị do người khác ban tặng. Phải chăng do chính quan niệm “đàn bà hơn nhau ở tấm chồng” vì thế mà ai cũng ra sức tranh giành và cố gắng biến mình thành những người phụ nữ vô hình trong mắt người đàn ông bên cạnh.

Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và trống rỗng với chính cuộc đời mình. Không còn ước mơ, chẳng có đam mê, không màng đến sở thích và cũng chưa bao giờ nghĩ đến tương lai thì khác gì “sống mòn” trong “giấc mơ xa hoa” mà chẳng bao giờ thấy được đường về.

Một khi bạn yêu bản thân, có mục đích sống rõ ràng, biết tự trọng và nhìn thấy giá trị của mình, biết bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh, không đánh đổi hay tìm giá trị qua những mối quan hệ nghĩa là bạn đang làm chủ cuộc đời của mình.

Để không trở thành những người đàn bà tầm gửi trong xã hội và trong những mối quan hệ, chúng ta phải có một công việc ổn định để có thể tự chủ được trong cuộc sống. Phải yêu và quý trọng bản thân mình thật nhiều trước khi đến với tình yêu, vì khi đó bạn mới biết cách cho đi và nhận lại như thế nào tránh phụ thuộc quá nhiều vào tình cảm của người khác.

Đừng bao giờ đánh mất đi giá trị và lòng tự trọng của bản thân dẫu biết rằng cuộc sống lứa đôi có khi chứa đầy những bộn bề, thất bại lẫn đắng cay. Hãy để bạn bè, người yêu, người bạn đời, gia đình trở thành những người bạn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Những điều kiện sẽ không thể tồn tại trong những mối quan hệ tình cảm chân thành.

Dù cho bạn có là một người phụ nữ may mắn như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ trở nên vô hình, là “tầm gửi” trong mắt kẻ khác nếu bạn bỏ quên giá trị, nhận thức và tình yêu của bản thân.

MIA

Ẩn trong từng nụ cười, ánh mắt là sự khát khao được thay đổi, được xinh đẹp, hạnh phúc giống như những người phụ nữ khác. Nhưng dường như chính những cái gọi là quen thuộc của tư duy và những trải nghiệm trong xóm lao động nghèo khiến “giấc mơ” của mỗi người bị đánh cắp, hay phải chăng họ chưa từng mơ và chưa bao giờ biết đòi hỏi?

Họ – những người đàn bà sống đời “tầm gửi”, quyết định bỏ lại những kỳ vọng, ước mơ để sống đời làm vợ, làm mẹ hay làm một người tình được chỉ định.

Trong một dịp tình cờ đi dạy các trẻ em nghèo trong khu phố lao động ở một quận gần trung tâm TPHCM, tôi làm quen được với rất nhiều bạn gái có con gửi đến lớp tình thương. Ngồi lân la trò chuyện cùng mọi người, tôi được biết hầu hết mẹ của các bé tuổi đời còn rất trẻ chưa đến 30 tuổi, có bạn chỉ vừa bước qua tuổi 20.

Có gia đình ba thế hệ chưa bao giờ cho con cái mình đi học, nhiều chị em không biết làm  thế nào để kiếm tiền và chấp nhận lấy một người đàn ông cùng hoàn cảnh với mình. Họ “đặt cược” cuộc đời mình cho một người đàn ông tuy xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc về lối sống và cũng chẳng bao giờ biết ước mơ đổi thay!

Những đứa con theo nhau ra đời bỗng dưng mang một “trách nhiệm” lớn lên để cha mẹ nhờ vả hoặc phải có “bổn phận” lo lại cha mẹ. Cũng giống như thế hệ trước đây, chẳng biết con mình làm gì, làm như thế nào, miễn lớn lên sẽ được nhờ dù không nhiều thì ít.

Phải chăng giữa Sài Gòn xa hoa và một xã hội ngày càng phát triển, vẫn còn đâu đó một quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” hay quyền hạn của người lớn là đánh cắp những giấc mơ của trẻ nhỏ để chúng phải phục tùng và sống theo lối mòn của chúng ta mà ai cũng cho rằng đó là quy luật của tạo hóa?

Dường như những người phụ nữ mà tôi gặp vẫn đang tồn tại một cách vô hình giữa guồng quay của xã hội, đồng nghĩa với việc chẳng ai trong số họ đủ can đảm để mơ ước hay tự đặt ra cho mình một mục đích sống. Với một  người khi sinh ra và lớn lên, để tồn tại trên đời này đâu chỉ có mục đích làm mẹ sinh con mà còn phải có trách nhiệm của một công dân trước xã hội.

Không ít lần trong cuộc sống thường nhật tôi có dịp gặp và trò chuyện với các bạn gái còn rất trẻ, rất xinh, và cũng rất thực dụng. Khi nói đến những mong muốn của bản thân thì nhiều bạn gái không giấu nỗi khát khao được tìm thấy một anh chồng giàu có để sau này có một cuộc sống an nhàn và sung sướng.

Linh – quê ở Tiền Giang lên Sài Gòn học đại học và sau đó đi làm tại một ngân hàng. Do điều kiện kinh tế khó khăn từ nhỏ nên cô luôn mơ ước tìm được một người chồng có địa vị và giàu có để được sung sướng sau này. Đi làm được một năm, Linh quen với một anh giám đốc công ty bất động sản và được anh cầu hôn mặc cho khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng xong Linh xin nghỉ việc để ở nhà sinh con vì ông xã đã gần 60 nên Linh cũng không muốn chần chờ trong vấn đề con cái.

Chồng Linh vì là dân bất động sản nên rất ít khi ở nhà cùng gia đình. Sinh con xong Linh chỉ quanh quẩn ở nhà với người giúp việc. Từ khi nào Linh sinh ra nghi ngờ và cảm thấy bế tắc. Những cuộc cãi vã ngày càng nhiều với anh qua điện thoại. Rồi trong một lần nóng giận, chồng Linh đã quát cô là “đồ ăn bám”.

Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cằn cỗi của người đàn bà chưa đi hết tuổi đôi mươi. Linh chợt giật mình nhận ra bản thân từ trước giờ chẳng bao giờ có ước mơ riêng, hay có chăng là những suy nghĩ phù phiếm dựa vào tình yêu để tìm thấy giá trị bản thân để rồi ôm lấy bẽ bàng trong chính giấc mộng đổi đời của mình.

Linh đã từng là một cô gái xinh đẹp, có học thức nhưng Linh nghĩ chỉ có tình cảm mới làm bản thân mình hạnh phúc và hoàn thiện, vì thế Linh ra sức tìm kiếm và đặt vật chất lên trên tất cả những giá trị khác, chấp nhận đánh cược cả cuộc đời mình mà không nhận ra rằng giá trị của con người chưa bao giờ là do người yêu hay người bạn đời tạo ra mà phải do nỗ lực của chính bản thân mình.

Đây không phải là trường hợp hi hữu trong xã hội từ Đông sang Tây. Xung quanh chúng ta không thiếu những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp đang từ bỏ đam mê, lòng tự trọng của bản thân để bám vào những giá trị do người khác ban tặng. Phải chăng do chính quan niệm “đàn bà hơn nhau ở tấm chồng” vì thế mà ai cũng ra sức tranh giành và cố gắng biến mình thành những người phụ nữ vô hình trong mắt người đàn ông bên cạnh.

Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và trống rỗng với chính cuộc đời mình. Không còn ước mơ, chẳng có đam mê, không màng đến sở thích và cũng chưa bao giờ nghĩ đến tương lai thì khác gì “sống mòn” trong “giấc mơ xa hoa” mà chẳng bao giờ thấy được đường về.

Một khi bạn yêu bản thân, có mục đích sống rõ ràng, biết tự trọng và nhìn thấy giá trị của mình, biết bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh, không đánh đổi hay tìm giá trị qua những mối quan hệ nghĩa là bạn đang làm chủ cuộc đời của mình.

Để không trở thành những người đàn bà tầm gửi trong xã hội và trong những mối quan hệ, chúng ta phải có một công việc ổn định để có thể tự chủ được trong cuộc sống. Phải yêu và quý trọng bản thân mình thật nhiều trước khi đến với tình yêu, vì khi đó bạn mới biết cách cho đi và nhận lại như thế nào tránh phụ thuộc quá nhiều vào tình cảm của người khác.

Đừng bao giờ đánh mất đi giá trị và lòng tự trọng của bản thân dẫu biết rằng cuộc sống lứa đôi có khi chứa đầy những bộn bề, thất bại lẫn đắng cay. Hãy để bạn bè, người yêu, người bạn đời, gia đình trở thành những người bạn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Những điều kiện sẽ không thể tồn tại trong những mối quan hệ tình cảm chân thành.

Dù cho bạn có là một người phụ nữ may mắn như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ trở nên vô hình, là “tầm gửi” trong mắt kẻ khác nếu bạn bỏ quên giá trị, nhận thức và tình yêu của bản thân.

MIA

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NHỮNG KẺ THÍCH “GIẢI CỨU” HÔN NHÂN NGƯỜI KHÁC

  Rối loạn nhân cách là một nhóm các dạng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không linh hoạt, cứng nhắc, gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ cá nhân và xã hội. Các loại rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới (borderline...

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM THỂ

  Somatic therapy – liệu pháp tâm thể – là một phương pháp trị liệu tâm lý tiếp cận con người như một hệ thống tổng thể, nơi tâm trí và cơ thể không thể tách rời. Trọng tâm của phương pháp này là mối liên hệ qua lại giữa cảm xúc, cảm giác cơ thể và hệ thần kinh,...

TRẦM CẢM CƯỜI Ở NGƯỜI TRẺ

  Khi nụ cười che giấu tổn thương Trầm cảm cười (smiling depression) là một hiện tượng tâm lý đặc biệt, khi người mắc trầm cảm vẫn thể hiện ra ngoài một vẻ mặt vui vẻ, lạc quan, năng động. Họ mỉm cười, làm việc, giao tiếp như một người “ổn” – nhưng sâu bên trong...

EMDR – LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM VÀ TÁI XỬ LÝ THÔNG QUA CHUYỂN ĐỘNG NHÃN CẦU

  EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing) là gì? Tâm trí con người thường có khả năng tự chữa lành một cách tự nhiên, tương tự như cách cơ thể tự hồi phục. Phần lớn cơ chế ứng phó tự nhiên này diễn ra trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn...

BỆNH LÝ CỦA SỰ XẤU HỔ

  Xấu hổ là một trong những cảm xúc con người thường né tránh, nhưng lại hiện diện âm thầm trong rất nhiều trải nghiệm đời sống. Khác với cảm giác tội lỗi – thường xuất hiện khi ta làm điều gì đó sai – xấu hổ lại mang một thông điệp sâu hơn: "Tôi sai trái. Tôi...

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA RỄ DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Một góc nhìn thần kinh – miễn dịch – tâm lý Viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên (như CIDP – Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy) là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm vào lớp vỏ myelin bao quanh các dây thần kinh ngoại biên....

ADHD VÀ PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

  ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và Phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) thường được xem là những chẩn đoán dành cho trẻ em, nhưng trên thực tế, đây là những khác biệt thần kinh tồn tại suốt đời. Ở người trưởng thành, ADHD và tự kỷ có thể tiếp tục ảnh...

PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

  Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là một tình trạng phát triển thần kinh tồn tại suốt đời, ảnh hưởng đến cách cá nhân cảm nhận, tương tác xã hội, giao tiếp và xử lý thông tin. Khi nói đến người lớn trong phổ tự kỷ, chúng ta cần vượt qua các...

NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ SAU CUỘC CHIẾN

Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) là một trong những hậu quả tâm lý nặng nề nhất mà những người lính phải đối mặt sau chiến tranh. Khi trở về từ chiến trường, họ không chỉ mang theo vết thương trên cơ thể mà còn là những ký ức kinh hoàng ám ảnh dai dẳng: tiếng...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NHỮNG KẺ THÍCH “GIẢI CỨU” HÔN NHÂN NGƯỜI KHÁC

  Rối loạn nhân cách là một nhóm các dạng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không linh hoạt, cứng nhắc, gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ cá nhân và xã hội. Các loại rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới (borderline...

HỘI CHỨNG “CON ÔNG CHÁU CHA”

"Hội chứng con ông cháu cha" là cách nói phổ biến ở Việt Nam để chỉ những người trẻ được sinh ra trong gia đình có địa vị, quyền lực hoặc tài sản giàu có, từ đó nhận được nhiều đặc quyền, bảo bọc quá mức, thậm chí có thể được “trải đường” để thành công. Đây là hiện...

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SÂN KHẤU KHÔNG HỒI KẾT

  Với những người mang đặc điểm của rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic Personality Disorder – HPD), cuộc sống thường được cảm nhận như một sân khấu rộng lớn, nơi họ luôn là nhân vật chính, là trung tâm của mọi ánh nhìn. Họ thường có nhu cầu thể hiện bản...

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM THỂ

  Somatic therapy – liệu pháp tâm thể – là một phương pháp trị liệu tâm lý tiếp cận con người như một hệ thống tổng thể, nơi tâm trí và cơ thể không thể tách rời. Trọng tâm của phương pháp này là mối liên hệ qua lại giữa cảm xúc, cảm giác cơ thể và hệ thần kinh,...

TRẦM CẢM CƯỜI Ở NGƯỜI TRẺ

  Khi nụ cười che giấu tổn thương Trầm cảm cười (smiling depression) là một hiện tượng tâm lý đặc biệt, khi người mắc trầm cảm vẫn thể hiện ra ngoài một vẻ mặt vui vẻ, lạc quan, năng động. Họ mỉm cười, làm việc, giao tiếp như một người “ổn” – nhưng sâu bên trong...

EMDR – LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM VÀ TÁI XỬ LÝ THÔNG QUA CHUYỂN ĐỘNG NHÃN CẦU

  EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing) là gì? Tâm trí con người thường có khả năng tự chữa lành một cách tự nhiên, tương tự như cách cơ thể tự hồi phục. Phần lớn cơ chế ứng phó tự nhiên này diễn ra trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn...

BỆNH LÝ CỦA SỰ XẤU HỔ

  Xấu hổ là một trong những cảm xúc con người thường né tránh, nhưng lại hiện diện âm thầm trong rất nhiều trải nghiệm đời sống. Khác với cảm giác tội lỗi – thường xuất hiện khi ta làm điều gì đó sai – xấu hổ lại mang một thông điệp sâu hơn: "Tôi sai trái. Tôi...

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA RỄ DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Một góc nhìn thần kinh – miễn dịch – tâm lý Viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên (như CIDP – Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy) là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm vào lớp vỏ myelin bao quanh các dây thần kinh ngoại biên....